Nhiều anh chị mới tìm hiểu về Phật pháp thường có thắc mắc không rõ chú đại bi là gì? chú đại bi tiếng anh viết như thế nào? hay chú đại bi 5 biến, chú đại bi 7 biến là gì và các tải file chú đại bi pdf ở đâu? Hôm nay Hoa Đăng Đức Lương sẽ giải đáp và cung cấp cho các anh chị những thông tin cần thiết đó ngay trong bài viết này.
Chú đại bi là gì
Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…
Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc Hội kiến của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh,quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!
Chân ngôn này được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, con có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.”, rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.
“Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng.”
Phiên bản tiếng Việt của Chú Đại bi như sau:
Thiên thủ Thiên nhãn vô ngại Đại bi Tâm Đà la ni
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế thước bác ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án. tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì. hế rị ma ha bàn đá sa mế, tát bà a tha đậu du bằng. a thể dựng, tát bà tát đa na ma bà già. ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án! a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. cu lô cu lô kiết mông. độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, Bồ đà dạ bồ đà dạ, Di đế rị dạ, na ra cẩn trì. địa rị sắc ni na, Ba dạ ma na. ta bà ha. Tất đà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ. ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ. Ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bàn ra dạ, Ta bà ha. Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.
Mỗi câu trong bài chú tượng trưng với từng ý nghĩa và hình ảnh một vị Phật, Bồ Tát, Tôn Giả hoặc Thánh Thần do Đức Quan Âm Bồ Tát hóa thân
Bản dịch tiếng việt của chú Đại Bi
Đây là bản dịch tiếng Việt hiện đại từ văn bản cổ điển của sử gia sử gia Lê Tự Hỷ (Vn) và Lokesh Chandra (Ấn Độ):
01. Nam mô hát (hoặc: hắc) ra đát na đá ra dạ da — Kính lạy Tam bảo
02. Nam mô A rị a — Kính lạy Chư Thánh hiền
03. Bà lô yết đế thước bát ra da — Quán Thế Âm (Avalokiteśvara)
04. Bồ đề Tát đá bà da— Bồ Đề Tát
05. Ma ha Tát đá bà da — Sự vị đại
06. Ma ha ca lô ni ca da — Lòng Từ Bi vĩ đại
07. Án — Án
08. Tát bàn ra phạt duệ — Người bảo vệ khỏi mọi nguy hiểm
09. Số đát na đát tả — Vượt qua nỗi sợ hãi
10. Nam mô tất cát lị đóa y mông A rị a — Kính lạy và sùng bái chư Thánh Thiên
11. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà — Quán Thế Âm (Avalokisteśvara)
12. Nam mô Na ra cẩn trì — Kính lạy Nīlakaṇṭha (Nīlakaṇṭha =tên= Cổ Xanh )
13. Ha rị Ma ha Bàn đà sa mế — Con sẽ tụng lên bài Tâm Chú
14. Tát bà a tha đậu thâu bằng — Làm cho tất cả chúng sinh chiến thắng
15. A thệ dựng — Bất khả chiến bại
16. Tát bá tát đá ( Na ma bà tát đá) — Loại bỏ những ảo tưởng thanh lọc tất cả chúng sinh
17. Ma phạt đặc đậu — Trên những con đường của sự tồn tại
18. Đát điệt tha. Án — Là như sau
19. A bà lô hê —Ánh huy hoàng
20. Lô ca đế — Siêu việt
21. Ca la đế (hoặc) Ca ra đế) — Chiếu sáng
22. Di Hê rị (hoặc : Ha ri) – Ôi Harị (là 1 trong các tên của Vishnu)
23. Ma ha Bồ đề tát đỏa — Chư Đại Bồ Tát
24. Tát bà Tát bà — Tất cả chúng sinh
25. Ma ra Ma ra — Hãy nhớ, hãy nhớ …
26. Ma hê Ma hê rị đà dựng — …bài Tâm Chú của con
27. Câu lô câu lô yết mông — Hành động, hãy hành động
28. Độ lô độ lô, Phạt sà da đế — Tiếp tục, hãy tiếp tục, Cho đến khi chiến thắng
29. Ma ha phạt sà da đế — Chiến thắng vẻ vang
30. Đà ra đà ra — Giữ chặt
31. Địa rị ni — Hỡi Đức Vua …
32. Thất Phật ra da — … Của Địa Cầu
33. Da ra Da ra (hoặc : Giá ra Gia rá) — Tiến lên Tiến lên
34. Ma ma phạt ma ra — Thần tượng …
35. Mục đế lệ — … không tì vết …
36. Di hê di hê — … Hãy đến, hãy đến…
37. Thất na Thất na — … với con rắn màu đen …
38. A ra sấm Phật ra xá lị — … phá hủy …
39. Phạt sa phạt sấm — …chất độc …
40. Phật ra xá da — … Đấng Tối cao
41. Hô lô Hô lô ma ra — Xin nhanh lên, xin nhanh lên, hỡi Ngài Dũng Mãnh
42. Hô lô Hô lô hê rị — Xin nhanh lên , Xin nhanh lên , hỡi Ngài Hari
43. Ta ra Ta ra (hoặc : Sa ra Sa ra) — Hãy xuống Hãy xuống
44. Tất lị Tất lị — Đến Đến
45. Tô lô Tô lô — Hạ cố Hạ cố
46. Bồ đề dạ Bồ đề dạ — Bậc đã giác ngộ Bậc đã giác ngộ
47. Bồ đà dạ Bồ đà dạ — Xin ngài hãy giác ngộ con, Xin ngài hãy giác ngộ con
48. Di đế rị dạ — Nhân từ
49. Na ra cẩn trì — Nīlakaṇṭha
50. Địa rị sắt ni na — Xin ngài hãy làm cho tim con an lạc …
51. Ba dạ ma na — … bằng cách hiện ra trong tim con
52. Ta bà ha (hoặc : Sa bà ha) – Con xin đón mừng Ngài
53. Tất đà dạ – Sư phụ đã hoàn thành
54. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
55. Ma ha Tất đà dạ — Người Thầy vĩ đại đã hoàn thành
56. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
57. Tất bà dụ nghệ – Tâm trí hoàn toàn …
58. Thất phàn ra da – … giác ngộ
59. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
60. Na ra cẩn trì — Nīlakaṇṭha — (Nīlakaṇṭha )
61. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
62. Ma ra na ra — Người có gương mặt Heo rừng đực
63. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
64. Tất ra tăng a Mục da da — Người có gương mặt Sư tử
65. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
66. Sa bà ma ha a tất đà dạ — Người mang trong tay cái chùy
67. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
68. Giả cát ra a tất đà dạ — Người cầm trên tay chiếc bánh xe
69. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
70. Ba đà ma yết tất đà dạ — Người mang trên tay hoa sen
71. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
72. Na ra cẩn trì Bàn dà ra da — Nīlakaṇṭha , Đấng linh thiêng nhất
73. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
74. Ma bà lị thắng yết ra dạ — Để được mạnh mẽ, để được tốt lành
75. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
76. Nam mô hát (hoặc: hắc) ra đát na đá ra dạ da — Kính lạy Tam bảo
77. Nam mô A rị a — Kính lạy Chư Thánh hiền
78. Bà lô yết đế — Avalokite …( phần đầu của tên)
79. thước bát ra da — … svaraya (phần cuối của tên = Avalokisteśvara = Quán Thế Âm)
80. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài
81. Án. Tất điện đô – (xem mục 83)
82. Mạn đá ra — (xem mục 83 )
83. Bạt đà da — Án.Cầu xin những lời trì chú trở thành hiện thực.
84. Ta bà ha – Con xin đón mừng Ngài.
Mỗi hình tượng của đức quán thế âm bồ tát lại cầm các pháp bảo như chuông loa,loa ốc,bàng bài,nhành dương liễu và tịnh bình,…v.v Mỗi pháp bảo ấy tượng trưng cho 42 thủ nhãn ấn pháp của đức quán âm nghìn tay nghìn mắt
Bản tiếng phạn của chú đại bi
Sau đây là phần tái hiện văn bản bằng tiếng Phạn IAST dựa trên các công trình của sử gia Lê Tự Hỷ (Vn) ) và Lokesh Chandra (Ấn Độ). Nó được chia thành 18 câu có cấu trúc ngữ pháp, không giống trường hợp của văn bản chuyển ngữ được đọc trong các nghi lễ tôn giáo, được chia thành 84 câu, để tôn trọng nhịp điệu thuận theo quy định của nghi lễ (Người ta có thể nhận thấy rằng các thuật ngữ “dhāraī “và” mantra “được sử dụng luân phiên).
I. Lời chào mở đầu :
01. Namo ratna-trayāya
02. Nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya mahā-sattvāya mahā-kāruṇikāya
II. Danh hiệu của đức Quán Tự Tại :
03. Oṃ sarva-bhayeṣu trāṇa-karāya tasya namaskṛtvā imam Āryāvalokiteśvara-stavanaṃ Nīlakaṇṭha-nāma
III. Sự tụng lên câu kệ về Công đức của bài Tâm Chú
04. hṛdayaṃ vartayisyāmi sarvārtha-sādhanaṃ śubham
05. ajeyam sarva-bhūtānām bhava-mārga-viśodhakam
IV. Dhāraṇī (Các câu chú) :
06. Tadyathā: Om Ālokapate lokātikrānta
07. Ehi Hare mahā-bodhisattva sarpa-sarpa smara- smara mama hṛdayam
08. Kuru-kuru karma dhuru-dhuru vijayate mahā-vijayate
09. Dhara-dhara dharaṇī-rāja cala-cala mama vimala-mūrte
10. ehi ehi kṛṣṇa-sarpopavīta viṣa- viṣaṃ praṇāśaya
11. Hulu-hulu Malla hulu-hulu Hare sara-sara siri-siri suru-suru
12. Bodhiya-bodhiya bodhaya-bodhaya maitreya Nīlakaṇṭha darśanena prahlādaya manaḥ svāhā
13. siddhāya svāhā mahā-siddhāya svāhā siddhayogīśvarāya svāhā
14. Nīlakaṇṭhāya svāhā varāha-mukhāya svāhā narasiṃha-mukhāya svāhā
15. Gada-hastāya svāhā cakra-hastāya svāhā padma-hastāya svāhā
16. Nīlakaṇṭha-vyāghrāya svāhā Mahābali-Śaṅkarāya svāhā
V. Lời chào kết thúc :
17. Namo ratna-trayāya Nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya svāhā
18. Oṃ sidhyantu me mantra padāni svāhā.
chú đại bi 5 biến, chú đại bi 7 biến là gì?
Chú Đại Bi 5 biến mang ý nghĩa tích tụ và phát xung năng lượng Từ Bi từ chính bản thân mỗi con người. Tụng chú đại bi 5 biến là sẽ giúp lòng yêu thương phát sinh ở khắp chúng sinh xung quanh nguồn phát để diệt trừ những điều xấu xa, tâm tà, hung ác.
Chú Đại Bi 5 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 5 lần. Quý Phật tử có thể hiểu theo cách đơn giản là bài Kinh Chú Đại Bi dịch ra tiếng Việt cơ bản có 84 dòng. Tùy tâm cũng như nhiều yếu tố liên quan khác về thời gian, không gian, sức khỏe… mà hành giả có thể trì tụng lặp đi lặp lại bài kinh gốc bao nhiêu lần tùy ý. Mỗi lần là một biến. Hành giả có thể tụng 3 lần, 5 lần, 7 lần, 21 lần, 49 lần hay 108 lần… Đến đây thì chắc hẳn quý Phật tử cũng đã hiểu được sự khác nhau Chú Đại Bi 3 – 5 – 7 – 21 – 49 biến là gì rồi phải không nào?
chú đại bi tiếng anh
Chú đại bi tiếng anh là The Great Compassion Mantra. Dưới đây là 1 bài chú đại bi dịch tiếng anh, mời quý Phật tử quan tâm tham khảo:
Nammo Ratna Trayaya
Nammo Arya Jnana
Sagara Vairochana
Byuharatchaya Tathagataya
Arahate
Samyaksam Buddhaya
NammoSarwa Tathagathe Bhyay
Arahata Bhyah
Samyaksam Buddhe Bhvah
Nammo Arya Avalokite
Shoraya Bodhisattvaya
Maha Sattvaya
Maha Karunikaya
Tadyata Om Dara-dara
Diri-diri, Duru-duru
Itte We Itte Chale Chale
Purachale Purachale
Kusume Kusuma
Wa Re Ili Mili Chiti Jvalam Apanave Shoha