Thông tin hữu ích cho những ai quan tâm tới luật là gì?

Không chỉ những ai quan tâm tới luật pháp, mà trách nhiệm của mọi người khi sinh sống trên bất kỳ quốc gia nào đều phải hiểu rõ luật là gì? và cách nghiên cứu tìm hiểu pháp luật để không mắc những sai lầm trong cuộc sống vì thiếu hiểu biết về luật pháp. 

Luật là gì

Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ… Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, các bộ luật và các đạo luật. Trong một số ngữ cảnh nhất định, luật có thể hiểu là pháp luật nói chung. Ví dụ: khoa học luật, đại học luật, sinh viên luật, tiến sĩ luật, nghề luật, luật sư, luật gia.

Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng và cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác. Hầu như các lĩnh vực trong xã hội ngày nay đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh.

Bạn muốn học luật?

Những năm gần đây, ngành Luật thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học vì đây là ngành mang lại nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 

Học luật bạn được những lợi ích gì? 

Khả năng lắng nghe: Điều này có vẻ khác với những hình dung phổ biến của nhiều người về ngành luật. Người ta hay tin rằng người học luật, làm luật toàn giỏi nói: nói nhanh, nói nhiều, nói quyết liệt. Những năm học và làm trong ngành luật đã chỉ cho tôi thấy rằng trước khi có thể nói giỏi, ta cần biết lắng nghe. Mặc dù sau khi ra trường, bạn có thể có nhiều ngã rẽ nghề nghiệp: trở thành luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án, chuyên viên pháp lý,… song, điều đầu tiên bạn cần làm được và làm tốt nếu muốn thành công lại chính là nghe giỏi. Nghe để ghi chép, để phân tích vấn đề, để tư duy phản biện…

Kỹ năng viết: Đây có lẽ là một trong những kỹ năng mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất sau khi trở thành một cử nhân luật. Khi chuyện trò với sinh viên một số ngành học khác, tôi nhận ra rằng có lẽ sinh viên luật là những… cô/cậu vàng trong làng viết lách. Chúng tôi phải viết rất nhiều, kể từ những môn lý luận cho đến các môn thực hành, các môn kỹ năng. Và để viết được thì cần có chất liệu – chất liệu lại được khai thác tốt nhất từ việc đọc sách. Nhất cử lưỡng tiện – mỗi một bài tập như thế lại giúp sinh viên luật rèn thêm cả kỹ năng đọc bên cạnh kỹ năng viết. Tích tiểu thành đại – khi đã ra trường, tôi chắc rằng phần lớn các sinh viên luật sẽ cảm thấy tự tin hơn các sinh viên chuyên ngành khác trong “bộ môn” viết lách này.

Sự công bằng và bản lĩnh trung thực: Với nhiều người, sự công bằng và tính trung thực có thể là tố chất sẵn có. Thế nhưng, chính môi trường rất điển hình của ngành luật sẽ trở thành “lãnh địa” cho các bạn ngày càng có thêm niềm tin vào lẽ phải, vào sức mạnh của công lý. Cuộc sống này vốn luôn phức tạp, chúng ta có thể vẫn bắt gặp những góc khuất mà ánh sáng của lẽ phải và sự công bằng dường như chưa thể soi chiếu đến. Thế nhưng, thông qua những bài học trong sách vở, kinh nghiệm của thầy cô và cảm hứng của tất cả những người đi trước, chắc chắn các bạn sẽ không cảm thấy đơn độc trên con đường hoàn thiện sự công bằng và bản lĩnh trung thực, trước hết là cho chính bản thân mình.

Học luật bạn gặp khó khăn gì? 

Thời gian: Nếu người ta ví thời gian là vàng bạc thì quả đúng là sinh viên luật… nghèo lắm 😀 Bài vở nhiều như thế, chắc chắn sẽ phải bớt thời gian ăn, chơi, nghỉ ngơi đi rồi. Thời gian đó sinh viên luật thường dùng để đọc, bởi đọc bao nhiêu cũng thấy là không đủ. Thời gian đó sinh viên luật còn dùng để rèn luyện, vì những kỹ năng giúp cử nhân luật có thể thành công trong tương rất đa dạng và không dễ dàng có thể chinh phục ngay. Ví như tôi, dù đã tốt nghiệp, ra trường nhiều năm nhưng tôi vẫn hay nhớ về những tháng ngày “mài đũng quần” ở thư viện, liên hệ đến tòa để xin bản án, họp nhóm liên tục để xử lý các bài tập cứ gối lên nhau,… Thế nhưng, những điều ấy với tôi chưa bao giờ là đáng sợ; và quan trọng hơn cả là cho đến bây giờ, khi đã “lao vào” cuộc sống, những deadline hiếm khi làm cho tôi sợ hãi. Chắc có lẽ cũng là nhờ công của 4 năm đại học hôm nào.

Cái tôi vị kỷ: Người xưa có câu “Núi cao còn có núi cao hơn nữa”, cá nhân tôi thấy rất đúng với người học luật. Ngày còn đi học, nhìn quanh mình có biết bao bạn học cùng nhanh nhẹn, thông minh; nhìn lên thấy bao nhiều thầy, cô giỏi giang, uyên bác. Đến khi đi làm, số lượng những tấm gương như vậy còn nhiều hơn thế. Không chỉ có vậy, việc học luật đã dạy cho tôi cách nhìn khách quan, cách tiếp cận vấn đề đa diện thay vì mang cái chủ quan, một chiều của mình khi nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người nào đó. Ngày qua ngày, tất cả những điều đó không những không làm ta trở nên tự ti, thu mình, nhược tiểu, mà ngược lại, làm dậy lên trong mỗi bản thân mong muốn được tiếp thu, học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Với tôi, đó mới là điều quý giá nhất.

Các ngành luật phổ biến

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc được tạo ra và đảm bảo thực thi thông qua các tổ chức xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi của xã hội. Nó không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng và cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Hầu như các lĩnh vực trong xã hội ngày nay đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh. Theo đó, ngành Luật sẽ có những chuyên ngành cụ thể như: Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự,…
Hiện nay, ngành Luật được đào tạo ở rất nhiều trường đại học, các bạn yêu thích ngành này có thể tham khảo một số trường đào tạo uy tín như: Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM, Đại học Luật TP.HCM, Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF),…

Tổng quan về hệ thống pháp luật việt nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc gọi tên hệ thống pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, có quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, quan điểm khác cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và quan điểm chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không thể phân biệt rõ nét hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.

Theo quan điểm này hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm:

Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành, là văn bản pháp luật cao nhất.

Luật hoặc Bộ luật – Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. Có thể kể một số Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải

Nghị_quyết_của_Quốc_hội

Văn bản dưới luật gồm:

  • Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
  • Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định
  • Chính phủ: Nghị định.
  • Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
  • Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nghị quyết
  • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư.
  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
  • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định
  • Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm:

  • Hội đồng nhân dân: Nghị quyết.
  • Ủy ban nhân dân: Quyết định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *