Một mùa lễ vu lan nữa lại sắp về, năm nay bạn cài bông hồng cài áo màu gì? Thật may mắn cho những ai còn được cài lên ngực áo bông hồng đỏ thắm. Và dù bạn cài hoa màu gì thì hãy cùng thắp đèn hoa đăng để cầu nguyện cho người thân của mình được bình an mạnh khỏe nhé.
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA “BÔNG HỒNG CÀI ÁO” TRONG LỄ VU LAN
“Bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan đã trở thành nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Thực hành hiếu đạo là bổn phận, trách nhiệm của bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống thường nhật. Nghi lễ “Bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan đã trở thành nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là dịp nhắc nhở mỗi người con, trong cuộc sống dù bộn bề lo toan nhưng vẫn luôn từng giờ, từng phút không quên báo hiếu với cha mẹ đã vất vả, chắt chiu, hi sinh tất cả vì con.
Đại đức Thích Giác Giáo (UV Ban VHTƯ GHPGVN – Trụ trì chùa Kim Ngưu – Lăng Quốc Hoa, Bắc Ninh) cho biết, “Bông hồng cài áo” mùa lễ Vu Lan bắt nguồn từ các tác phẩm viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sáng tác những năm 1960.
Thiền sư có một chuyến công tác tại Nhật Bản và người Nhật đã cài lên ngực Thích Nhất Hạnh một hoa hồng trắng. Thấy làm lạ, thiền sư về tìm hiểu và nhận ra ý nghĩa cao đẹp của hành động này. Nhờ đó, tác phẩm vào những năm 1960 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang tên “Bông hồng cài áo” và bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật bắt đầu được ra đời.
Hoa hồng biểu trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương.
Ý nghĩa từng màu sắc của hoa hồng
Đại đức Thích Giác Giáo cho biết, trong buổi lễ Vu Lan thiêng liêng, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, đó là một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng cha mẹ.
Cha như mặt trời, mẹ như mặt trăng. Cha tuy đôi lúc lành lùng, cấm đoán, nghiêm khắc với con nhưng những điều đó chỉ mong muốn con trở thành người, cũng như ánh mặt trời vậy, tuy gay gắt, nóng bức và khó chịu, nhưng nhờ mặt trời mà cỏ cây hoa lá hấp thu quang hợp tạo ra khí oxi, nhờ đó mà ta có oxi để thở.
Mẹ như mặt trăng, luôn dịu hiền, dìu bước ta qua màn đêm tăm tối, bao dung những lỗi lầm của đứa con thơ dại của mình. Mẹ già hơn trăm tuổi vẫn thương con 80.
Ai mất cha hoặc mẹ thì nhè nhẹ cài lên ngực mình đóa hồng nhạt, ai mất cả hai đấng sinh thành thì cài lên ngực mình hoa trắng buồn thương. Hoa hồng trắng còn muốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian.
“Tôi không khóc khi cài hoa trắng
Vì trong hoa tôi thấy Cha mẹ Tôi cười”
Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, những người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, hay làm bất cứ gì đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là quả vị của những vị Phật tương lai.
Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, giải thoát. Do đó, trong ngày Vu Lan người tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.
“Thế nhưng dù còn cha mẹ hay đã mất thì mỗi người con lúc này đang dâng lên một tình cảm biết ơn mẹ cha sâu lắng, và mỗi người tâm niệm sẽ sống hết lòng với bổn phận làm con của mình. Chính vì thế, trong nghi lễ “Bông hồng cài áo” hãy cảm nhận sự thiêng liêng, gần gũi khi được đón nhận bông hồng, nâng niu, cẩn trọng khi cài lên ngực”, Đại đức Thích Giác Giáo chia sẻ.
Đèn hoa đăng – nơi gửi gắm những ước nguyện thiện lành
Hoa đăng dịch theo nguyên nghĩa có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Hoa đăng được thắp sáng lung linh trên các dòng sông vào những ngày lễ lớn. Việc này nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam. Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới, lễ Thượng Nguyên, người ta đốt đèn mừng lễ hội, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một năm mới tốt đẹp.
Trong ý nghĩa đó, việc thả đèn hoa đăng trên sông cũng nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.
Chúng ta có thể thấy rõ hơn ý nghĩa về hoa đăng trong Phật giáo. Một trong những danh hiệu của đức Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang. Nghĩa là, hào quang của Ngài chiếu khắp mọi nơi, soi rọi đường cho chúng sanh bước ra khỏi sinh tử. Ánh sáng còn tượng trưng cho trí huệ. Trong thế giới ngày nay, vấn đề ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh hoạt của con người, cũng như vậy ánh sáng của trí huệ đưa con người ra khỏi u mê. Trong kinh Dược Sư còn dạy cách đốt đèn cúng dường và cầu nguyện. Đèn có thể làm nhỏ như quả cam hoặc to như bánh xe, có thể xếp thành 7 tầng, thắp suốt 49 ngày đêm thành tâm cầu nguyện thì mọi việc được an lành.
Ý nghĩa thả đèn hoa đăng dịp lễ Vu Lan
Những chiếc đèn hoa đăng được thắp lên trong lễ Vu Lan chứa đựng ý nghĩa gửi gắm lòng thành kính của mỗi người đến với những người đã khuất, cầu chúc cha mẹ ông bà mãi vui vầy bên con cháu. Theo quan niệm của Phật giáo, ánh sáng của những chiếc hoa đăng chính là ánh sáng trí tuệ giúp cho chúng sinh thoát khỏi những vòng tội lỗi, tăm tối. Lễ Vu Lan cũng là dịp để nhớ lại một trong những đạo đức và tính cách vĩ đại nhất của mỗi con người, đó là đạo hiếu. Cũng trong dịp này, chúng ta tìm trở về với cội nguồn của mình, trở về với các giá trị chân – thiện – mỹ và trở về với tôn giáo của gia đình.
Nghi lễ thả hoa đăng mang ý nghĩa tối cao đối với người quá cố, đây là một nghi lễ truyền thống có nguồn gốc Phật giáo. Hàng trăm hoa đăng được thắp sáng lấp lánh dưới nước để mang đến những điều ước, hòa bình, hạnh phúc và sự tôn trọng của chúng ta dành cho những người đã khuất.
Hoa Đăng Đức Lương – Đơn vị sản xất và cung cấp các loại bông hồng cài áo và đèn hoa đăng uy tín
Hoa Đăng Đức Lương là đơn vị sản xuất và cung cấp các loại hoa cài áo và đèn hoa đăng uy tín trên thị trường. Đến với Hoa Đăng Đức Lương, chúng tôi không chỉ cung cấp cho quý khách những mặt hàng chất lượng mà còn hỗ trợ tư vấn nhiệt tình giúp quý khách lựa chọn được loại bông hồng cài áo và đèn hoa dăng phù hợp nhất.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0933096426 hoặc 0934502712
Các mẫu bông hồng cài áo đẹp tại Đức Lương:
Các mẫu đèn hoa đăng đẹp tại Đức Lương: