LỊCH SỬ, Ý NGHĨA CỦA NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ 27/7 VÀ VĂN HÓA THẢ ĐÈN HOA ĐĂNG CẦU NGUYỆN CAO ĐẸP

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời không lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với tinh thần “… thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ác liệt, biết bao đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường. Với truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Chính phủ, Bác Hồ và nhân dân ta đã dành trọn tình cảm cho các chiến sĩ, đồng bào đã chiến đấu vì độc lập, tự do. bị thương hoặc hy sinh vì Tổ quốc.

Đầu năm 1946, Hội cứu binh ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), sau đó ra Hà Nội và một số địa phương khác… Sau một thời gian đổi thành Hội cứu thương binh. Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.

Ngày 28-5-1946, Hội giúp đỡ các chiến sĩ bị nạn đã tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhằm kêu gọi mọi người vào Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói. Minh tham dự.

Ngày 17-11-1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức lễ xung phong “Mùa đông chiến sĩ”, mở đầu cho chiến dịch “Mùa đông chiến sĩ” trong cả nước giúp đỡ các chiến sĩ trong mùa đông giá rét. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và cởi áo tặng các chiến sĩ.

Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ngày 19-12-1946, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào cả nước đã đoàn kết nhất trí vùng lên kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu ngày càng nhiều, đời sống của bộ đội, nhất là thương binh gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều quyết sách, chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sỹ, góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, gia đình liệt sỹ. .

Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL quy định chế độ hưu trí, thương tật và tử tuất. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với sự nghiệp kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. .

Tháng 6-1947, đại diện Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Tổng cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam, Sở Thông tin Tuyên truyền và một số các địa phương. họp tại Đại Từ (Bắc Thái) bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày Thương binh liệt sĩ là Ngày Thương binh liệt sĩ. Tại cuộc họp này, các đại biểu đã thống nhất chọn ngày 27/7 là “Ngày Thương binh toàn quốc”. Từ đó, hàng năm vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư và quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm đến công tác thương binh, liệt sĩ.

Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho thắng lợi vẻ vang. của cả dân tộc.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27-7 hàng năm chính thức trở thành “Ngày Giỗ Tổ”. . thương binh liệt sĩ” của cả nước.

Hàng năm, vào “Ngày Thương binh liệt sĩ”, nhất là các ngày kỷ niệm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo cho thương bệnh binh và gia đình họ. học giả, người có công với cách mạng.

Ý nghĩa của Ngày Thương binh Liệt sỹ

Ngày Thương binh liệt sĩ có ý nghĩa lịch sử, chính trị – xã hội sâu sắc, đó là: Truyền thống “hiếu nghĩa, hiếu tình”, sự tôn vinh, lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người đã hy sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và dân tộc. thống nhất Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố, bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn.

Tôn vinh anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công; khẳng định những cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công là vinh dự, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và các tầng lớp nhân dân, của thế hệ hôm nay và mai sau. sau đó.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vô cùng trân trọng tri ân những đóng góp, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc; đồng thời, luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Đèn hoa đăng mút xốp giá rẻ
Đèn hoa đăng mút xốp giá rẻ

Thắp nến tri ân và thả đèn hoa đăng kỷ niệm

Đây là hoạt động kỷ niệm Ngày thương binh – liệt sĩ để thể hiện tấm lòng tri ân của tuổi trẻ với công ơn của các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập dân tộc, để tuổi trẻ ngày hôm nay được sống trong độc lập, tự do, được cống hiến tuổi xuân cho quê hương đất nước.
Thành kính dâng lên những nén tâm nhang, lòng thành kính biết ơn với những hy sinh cao đẹp của các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, để thế hệ hôm nay được sống hòa bình, tự do, hạnh phúc.

Bằng tất cả tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn, tuổi trẻ hôm nay nguyện giữ gìn và kế thừa xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, phát huy trí tuệ, tinh thần xung kích, tình nguyện, xây dựng thủ đô và đất nước giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với những hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông đi trước”.
Thả đèn hoa đăng là một hoạt động không thể thiếu trong buổi lễ, bởi đèn hoa đăng tượng trưng cho việc gửi gắm những lời cầu nguyện cho các anh linh các anh hùng liệt sỹ được siêu thoát, cầu mong cho quê hương giàu đẹp, gia đình ấm no – hạnh phúc/.

Nguồn gốc và ý nghĩa việc thả đèn hoa đăng

Theo ý nghĩa dân gian thì hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Hoa đăng được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn. Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới, lễ Thượng Nguyên, đốt đèn mừng lễ hội, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một năm mới tốt đẹp.

Ý nghĩa của việc thả đèn hoa đăng trong Phật Giáo

Một trong những danh hiệu của Đức Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang. Nghĩa là, hào quang của Ngài chiếu khắp mọi nơi, soi rọi đường cho chúng sanh bước ra khỏi sinh tử. Ánh sáng còn tượng trưng cho trí huệ. Ngài dùng trí huệ để giáo hóa chúng sanh, từ trong đêm tối nhờ vào ánh sáng trí huệ mà thoát khỏi vô minh tăm tối. Đây là điều có thể lý giải được. Trong thế giới ngày nay, vấn đề ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh hoạt của con người, cũng như vậy ánh sáng của trí huệ đưa con người ra khỏi u mê. Ngoài ra, trong Phật giáo còn có Phật Dược Sư cũng được gọi là Lưu Ly Quang Như Lai cũng cùng chung một ý nghĩa này. Trong kinh Dược Sư còn dạy cách đốt đèn cúng dường và cầu nguyện. Đèn có thể làm nhỏ như quả cam hoặc to như bánh xe, có thể xếp thành 7 tầng, thắp suốt 49 ngày đêm thành tâm cầu nguyện thì mọi việc được an lành.

Trong ý nghĩa đó, việc thả đèn hoa đăng trên sông cũng nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau.

Hoa Đăng, nói đủ hơn là Liên Hoa Đăng, gồm hoa và đèn, hay ngọn đèn nằm trong lồng đèn hình đóa hoa sen. Thông thường, trong Phật giáo, thắp đèn Hoa Đăng là nghi thức dâng hoa và đèn lên cúng dường chư Phật và Bồ-tát. Mục đích nhằm hồi hướng công đức, cầu nguyện bình an cho người còn hay siêu độ cho người mất. Đây là một trong những truyền thống lâu đời của Phật giáo Đại Thừa Đông Á, kết hợp giữa giáo lý Phật giáo như thắp đèn Dược Sư và văn hóa tín ngưỡng dân gian như lễ hội hoa đăng trong tiết Nguyên Tiêu, đêm Rằm Tháng Giêng.

    Về công đức cúng dường hoa đăng, theo Kinh Nhân Quả dạy, ai cúng hoa cho chư Phật, Bồ-tát sẽ được phước báo thân tướng xinh đẹp, còn ai cúng dường đèn sáng sẽ được thông minh trí tuệ. Cho nên, cúng dường Hoa Đăng gieo trồng phước lành, trang nghiêm thân tâm của người Phật tử. Tuy nhiên, Pháp hội cúng dường hoa đăng trong Phật giáo còn có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn nữa.

    Trước hết, ngọn đèn trong đóa hoa tượng trưng cho sinh mệnh vô thường của chúng ta. Ngọn đèn thắp sáng có thời gian dài ngắn khác nhau, nhưng rốt cuộc cũng phải kết thúc, giống như sinh mệnh của chúng sinh có thọ yểu bất đồng, nhưng cuối cùng rồi ai cũng phải chết. Đóa hoa sen bao bọc bên ngoài ngọn đèn tượng trưng cho sự gia hộ của chư Phật và Bồ-tát. Cho nên, thắp đèn hoa đăng mang ý nghĩa cầu an, hay kiết tường với lòng thành kính cầu nguyện trên chư Phật gia hộ, bảo bọc ngọn đèn sinh mệnh mình được an lành trước những cơn gió nghiệp của cuộc đời! Kinh Phổ Môn Thi Kệ nói:

Scan0021.png

Quán Âm bậc thánh đại bi
Là nơi nương tựa mỗi khi tai nàn
Khổ đau chết chóc vô vàn
Biết nương Bồ-tát bình an một đời!
(Sakya Minh-Quang dịch)

Sám Nguyện Dược Sư cũng nói:

Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang
Nguyện lớn độ người khắp thế gian
Gia hộ cho con lìa bệnh khổ
Tùy cơ cảm ứng, chẳng nghĩ bàn!
(Sakya Minh-Quang)

    Lại nữa, ngọn đèn Hoa Đăng còn tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ, soi đường dẫn lối cho người con Phật trong đêm trường vô minh! Kinh Di Giáo nói: “Trí tuệ là đèn sáng phá tan tối vô minh.” Lại bảo: “Ai thường quán sát mình không đánh mất trí tuệ. Người đó sẽ giải thoát trong giáo pháp của ta.”

    Thực ra, nếu quán chiếu cuộc đời, chúng ta thấy có ba loại lửa sinh mệnh khác nhau.

    Một, có ngọn lửa sinh mệnh tự sinh tự diệt, nằm một mình trong góc tối cuộc đời, không lợi ích cho ai. Đây là chỉ những người sống không hại ai mà cũng chẳng làm lợi ích cho ai, theo kiểu:

Ông này bố mẹ sinh ra
Lọt lòng ông khóc tu oa
Lần lần ông ta lớn tướng 
Giờ thì ông hóa ra ma! Chấm hết!

    Hai, có ngọn lửa sinh mệnh đốt cháy những giá trị cuộc sống, phá hoại những gì tốt đẹp của đời. Ví dụ, những người sống phạm tội, phạm pháp, gây đau khổ cho mình và người mà lương tâm không chút cắn rứt!

Lương tâm răng rụng hết rồi
Còn đâu cắn rứt nữa người bạn ơi!

    Ba, có ngọn lửa sinh mệnh vô giá, làm ngọn đèn soi sáng cho mình, sưởi ấm cho người, và truyền lửa cho thế hệ tương lai, khiến ánh sáng giác ngộ tiếp diễn vô cùng! Đây chính là lẽ sống của người con Phật, tượng trưng qua ngọn đèn hoa đăng.

    Nói về cúng dường đèn, thuở xưa có một bà lão tên Nan-đà nghèo cùng đến đổi phải đi ăn xin sống qua ngày. Một hôm gặp đức Phật thuyết Pháp vào ban đêm, bà đã nhịn đói để có tiền mua chút dầu thắp đèn cúng dường đức Phật. Khi cúng dường, cô phát nguyện: “Nguyện ánh sáng này chiếu khắp mười phương, khiến tất cả hữu tình đều được ra khỏi biển khổ sinh tử, hưởng được niềm vui lớn vô thượng!” Khi tàn buổi giảng, ngài A-nan ra thổi tắt đèn để chuẩn bị đi nghỉ. Tất cả ngọn đèn đều bị thổi tắt, nhưng riêng ngọn đèn của bà lão ăn mày là không sao thổi tắt. Tôn giả Mục-kiền-liên liền vận dụng tất cả sức thần thông của mình để thổi, nhưng cũng không thể thổi tắt. Thấy vậy, đức Phật mới cản Mục-kiền-liên, bảo: “Này Mục-kiền-liên. Người cúng dường ngọn đèn này đã phát đại nguyện cứu độ chúng sinh. Cho dù nước bốn biển cũng không cách nào dập tắt. (…) Tương lai thí chủ này sẽ thành Phật hiệu Đăng Quang Như Lai.”

    Còn về cúng dường hoa sen, tiền thân của đức Phật Thích-ca là tiên nhân Thiện Huệ, gặp đức Phật hiệu là Phổ Quang. Thiện Huệ một lòng tha thiết mua hoa sen rải lên cúng dường đức Phật này. Nhưng vua đương thời đã ra lệnh thu mua tất cả hoa sen để cúng dường, nên Thiện Huệ không cách nào mua được. Sau đó, Thiện Huệ gặp được một cung nữ có bảy đóa hoa sen, ngài đã sẵn lòng mua lại với bất cứ giá nào. Cung nữ ngạc nhiên trước lòng thành của ngài và hỏi lý do. Thiện Huệ đáp rằng được gặp Phật rất khó. Nay có đủ duyên lành gặp Phật nên rất muốn cúng dường Ngài . Nguyện nhờ công đức này tương lai có thể thành tựu được nhất thiết chủng trí (thành Phật) như đức Phật. Nghe xong, cung nữ cảm động trước tấm lòng chí thành, nên đã tặng Thiện Huệ năm đóa hoa sen, còn hai đóa còn lại cũng gởi ngài cúng Phật giùm mình. Cô phát thệ nguyện sẽ làm vợ Thiện Huệ ở tương lai dù ngài có thực hành Đạo Bồ-tát. Khi gặp đức Phật Phổ Quang, Thiện Huệ tung năm đóa sen lên cúng dương, nhưng hoa không rơi xuống đất, mà kết thành tòa sen cho đức Phật ngồi lên trên. Thiện Huệ lại tung lên trời hai đóa hoa được gởi cúng, hoa cũng không rơi xuống mà đứng lơ lững hai bên đức Phật. Đức Phật Phổ Quang do đó liền thọ ký cho ngài sẽ thành Phật ở tương lai, hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Người cung nữ đó chính là Da-du-đà-la sau này (Kinh Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả).

    Như vậy, bà lão ăn mày và Thiện Huệ nhờ cúng đèn và hoa cho đức Phật với tâm chí thành và đại nguyện thành Phật và cứu độ chúng sinh nên mới được thọ ký thành Phật. Cho nên, chúng ta cúng dường hoa đăng cũng phải học theo chư Phật và Bồ-tát trong quá khứ. Nghĩa là, chúng ta cũng phải phát tâm Bồ-đề, phát nguyện Bồ-tát, trên cầu thành Phật dưới độ chúng sinh. Như vậy mới hợp với bản ý của chư Phật.
    Nói rõ hơn, đèn tượng trưng cho trí tuệ Bát-nhã, tức Đại Trí Văn-thù-sư lợi Bồ-tát:

Xin thắp cho nhau một ngọn đèn
Để cùng soi sáng giữa đêm đen
Soi đường cũng chính soi mình lại
Cho hết mê lầm đã bao phen.
(Hoa Đăng-Sakya Minh-Quang)

    Hoa tượng trưng cho nhân tu Bồ-tát hạnh, dùng để trang nghiêm quả chứng thành Phật, như Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát. Đây cũng là ý nghĩa Hoa Nghiêm trong Kinh Hoa Nghiêm:

Trang nghiêm vạn hạnh như hoa
Trùng trùng duyên khởi đều là nhất tâm
Không bị giả tướng gạt lầm
Thực tướng vô tướng duy tâm tạo thành!
(Sám Nguyện Hoa Nghiêm-Sakya Minh-Quang).

    Tóm lại, đèn và hoa tượng trưng cho trí tuệ Bát-nhã và tâm từ bi hành đạo Bồ-tát, tức nhân địa thành Phật. Cho nên, Pháp hội Hoa Đăng khế lý khế cơ, mượn nghi lễ để dẫn dắt chúng sinh đi lên con đường Phật đạo từ cạn đến sâu. Đây không những là cơ hội cho Phật tử dâng đèn hoa cúng dường chư Phật để được phước lành, kiết tường như nguyện, mà còn nhắc nhở người Phật tử phải phát tâm Bồ-đề, hành Bồ-tát đạo, thường vận dụng tuệ giác Bát-nhã trên con đường đang thành Phật của mình! Phật tử không thể ỷ lại vào đức Phật gia hộ hay cứu độ mình mãi, mà phải học theo con đường cứu khổ độ sinh của Ngài! Như vậy mới là người con Phật chân chính. Cho nên:

Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang
Nguyện học hạnh Ngài cứu thế gian
Diệu Pháp cho đời vơi đau khổ
Trăm ngàn gian khó chẳng từ nan!
(Sám Nguyện Dược Sư-Sakya Minh-Quang)

    Nam-mô Lâm-tỳ-ni viên, vô ưu thọ hạ, thiện hiện đản sinh, Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
    Sakya Minh-Quang, 
    Viết tại chùa Duyên Giác San Jose, đêm Rằm Tháng Tư, 19/05/2019, ngày Phật đản sinh.

Lễ hội thả đèn hoa đăng – Truyền thống lâu đời của người Việt Nam

Ngày đầu xuân năm mới khai mở lễ hội thả đèn Hoa đăng là một lễ hội thuần túy của người Việt Nam vốn có từ xưa, vừa cầu nguyện cho đất nước vinh quang, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được no ấm, người người được bình an. 

Trải nghiệm du thuyền trên sông Hoài khi du lịch Hội An Đà Nẵng

Đối với Phật giáo, vào những ngày lễ lớn hoặc tổ chức những khóa lễ tu tập hay cầu nguyện đều có tổ chức lễ hội phóng sanh đăng. Có thể tổ chức đốt đèn trong chùa tháp, tổ đường, hoặc thả đèn trên sông và thả các loại thủy sinh. Đây là một nghĩa cử đầy nhân bản, nhân văn về việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho lễ hội càng thêm nhiều ý nghĩa, tâm niệm tốt đẹp và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản.

Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.

Hoa Đăng Đức Lương – Để những ước mơ thành sự thật!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *