Những cách cầu an năm mới linh nghiệm mà bạn nên thực hiện

Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên còn gọi là rằm tháng Giêng là một ngày lễ rất quan trọng trong tâm thức người Việt.
Tầm quan trọng của ngày lễ này gần tương đương với tục cúng rằm tháng 7 (Tết Trung Nguyên) và Tết Hạ Nguyên – rằm tháng 10. Điển hình với câu thành ngữ “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Tại sao vậy? Bởi trong ngày lễ này, người Việt gửi gắm vào đó rất nhiều tâm thức cầu may. Dưới đây là những cách cầu an năm mới linh nghiệm mà bạn nên thực hiện

Cầu an tại chùa, đền

Thông thường, trong ngày 14 âm lịch tháng Giêng, người Việt thường đi lễ chùa, lễ đền trước khi làm lễ cúng tại nhà. Người dân đi lễ dịp này có mục đích là cầu an, tránh rủi ro trong cả một năm cho bản thân và gia đình.

Vốn dĩ, việc đi lễ chùa chỉ đơn giản là cầu may, cầu an, thì dần dần với sự tin tưởng thái quá vào cúng lễ, nhiều người làm lễ dâng sao giải hạn, xin xăm… với thủ tục rất phức tạp và tốn kém.

Với góc độ của người nghiên cứu văn hóa, việc đi lễ ngày này chỉ nên đơn giản là dâng một lễ nhỏ trà quả hoặc thậm chí lên chùa dâng nén tâm hương là đủ.

Làm lễ cúng hoặc tham gia các đàn lễ dâng sao, giải hạn

Xuất phát từ tín niệm mỗi năm có một vị thần thay phiên nhau cai quản hạ giới hoặc theo quan điểm năm đó gặp sao xấu như La Hầu (với nam), Kế Đô (với nữ)… người có lòng tín thường dâng sao giải hạn.

Đơn giản nhất mời thầy viết sớ, hoặc nhờ người hướng dẫn làm mâm cơm cúng ngoài trời trong đêm ngày 14 để làm lễ dâng sao giải hạn tại gia đình. Một số khác, đến đặt lễ hoặc lớn hơn là mở đàn lễ tại các điểm thờ cúng như phủ Mẫu, đền… để dâng sao.

Điều này không đúng, không sai bởi tùy thuộc niềm tin, quan niệm của mỗi người, nhưng tối thiểu phần nào sẽ giải quyết vấn đề tâm lý, đặc biệt đối với người kinh doanh, buôn bán.

Cúng trong nhà tại gia đình

Thông thường, các gia đình sẽ cúng một mâm cỗ tới thần linh và gia tiên. Thời điểm cúng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Mâm cơm cúng gồm gà luộc, hoa quả, các món ăn cổ truyền tương tự như ngày Tết. Một số gia đình tín Phật, thường cúng thêm mâm cỗ chay.

Điểm đáng lưu ý, trong mâm cỗ cúng này, cần có thêm các món khá đặc biệt là bánh trôi nước, bánh chay và đĩa đậu kho đường.

Việc cúng các vật phẩm này nhằm mục đích suôn sẻ… nhưng có lẽ xuất phát sâu xa hơn, đây là thời điểm các sản vật nông nghiệp đã đầy đủ như gạo nếp, đậu… để dâng thần linh?

Cúng ngoài trời

Như trên đã nói việc cúng ngoài trời tại gia đình trong ngày này có thể có hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là cúng trời, cúng thần linh cai quản theo năm. Khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên. Nghĩa thứ hai, nếu năm đó gia chủ gặp năm tuổi, sao hạn, thì cũng có thể dâng sớ, cúng cầu tai qua nạn khỏi.

Tuy nhiên, việc thờ cúng nên dành ở việc thành tâm.

Đối với cúng thần linh, với mỗi vị đều có những thủ tục, văn khấn khác nhau. Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.

CÁCH CẦU AN GIẢI HẠN ĐẦU NĂM LỢI ÍCH NHẤT

Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam. Ai cũng có một mong nguyện là đi lễ chùa để cầu an cho một năm được hanh thông, may mắn, hoặc nếu ai biết năm nay mình hạn nặng thì cũng muốn đi lễ chùa để cầu giải hạn và bình an. Tuy nhiên, nếu không hiểu ý nghĩa của việc đi lễ chùa cầu an, giải hạn, bạn có thể sẽ tốn kém rất nhiều tiền bạc để lập đàn cầu cúng giải hạn hay cầu an nhưng lại không đạt được kết quả như ý.

Cầu an là mong muốn có được đời sống an vui hạnh phúc, không bệnh tật, khổ não, ít rủi ro, bất trắc… “An” ở mỗi con người là thân an, (khỏe mạnh, sống lâu, không bệnh tật, không tai nạn, rủi ro…), tâm an (trạng thái tinh thần thanh thản, thoải mái, không lo âu phiền muộn, không sợ hãi, khủng hoảng, không căng thẳng bức bối…), hoàn cảnh an (gia đình ấm no hạnh phúc, điều kiện sống, hoàn cảnh sống tốt, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên trong cuộc sống…).

Bất an bắt nguồn từ đâu?

Trong cuộc đời một con người có thể có những năm gọi là năm hạn, có sao xấu hay điều bất tường sẽ xảy đến. Có một số quan điểm cho rằng có một số phận được định trước bởi một Đấng tạo hóa hay do một người nào đó bí mật đã định trước số phận cho mỗi người khi họ sinh ra trên cuộc đời này. Đức Phật có dạy rằng mỗi người sinh ra không phải do Trời hay bất kỳ thần linh nào sắp đặt sẵn. Không ai có thể ban phước giáng họa cho chúng ta kể cả Đức Phật. Nếu người tạo nhiều nghiệp bất thiện mà người khác có thể gánh chịu thay cho hoặc giúp cho thoát khỏi quả khổ thì định luật nhân quả nghiệp báo không còn. Nhiều người sinh ra trong gia đình khá giả, được cha mẹ nuôi nấng chu đáo nên người, cuộc sống thuận buồm xuôi gió nhưng cũng có những người gặp rất nhiều điều bất an trong cuộc sống. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng cha mẹ lại chia lìa, của cải cha mẹ để lại rồi cũng phá tán hết. Sự không may mắn này theo quy luật nghiệp đều chính do mình tạo nên.

Trong mấy chục năm của đời người hẳn có lúc thăng lúc trầm. Không có ai sinh ra rồi có một cuộc sống sung sướng mãi hay khổ đau mãi. Ai cũng có những giai đoạn bình an, và có những giai đoạn bất an. Nhưng nhiều người không tìm ra nguyên nhân tại sao con người lại có những năm bất an như vậy. Họ nghĩ ra những đàn lễ thật lớn với nhiều gà vịt, lợn bò bị giết hại để cúng tế. Theo cách nhìn nhân quả, gieo nhân nào phải hái quả đấy, nếu chúng ta giết hại nhiều mạng sống tức là tạo ra nỗi khổ đau cho rất nhiều loài vì sự bình an của mình thì làm sao có thể mong mình bình an được?

Có thể đời sống hiện tại của chúng ta đang gặp nhiều khó khăn, khổ đau, bất hạnh, đó là do nghiệp nhân từ những đời trước hoặc quá khứ của đời này, nhưng các nghiệp thiện được tạo tác trong hiện tại có thể hóa giải phần nào các nghiệp bất thiện trước kia. Bởi vì từ nhân đi đến quả có các yếu tố duyên xen vào nên nghiệp quả sẽ có sự chuyển biến. Cũng có trường hợp nghiệp quả không hình thành do sự can thiệp quá mạnh của các duyên.

Trong kinh Pháp cú Thí dụ, phẩm Vô thường thứ I có kể về vị trời Đế Thích sắp mãn phúc, mất đi năm đức tướng (Ngũ suy tướng: 1. Mất hào quang, thân thể hôi dơ, 2. Hoa trên mũ đội trên đầu khô héo, 3. Không còn ưa thích chỗ ở của mình, 4. Dưới nách chảy mồ hôi, 5. Bụi bám lên thân).

Ngài biết mình sắp mạng chung và tái sinh vào thai con lừa của một người thợ làm đồ gốm. Ngài hết sức lo buồn, vội tìm đến xin Phật cứu độ cho. Vua trời Đế Thích đến nơi gặp Đức Phật liền phủ phục sát đất đỉnh lễ, chí tâm quy y Phật, Pháp, Tăng. Nhờ công đức phúc lành đó mà Ngài thoát khỏi kiếp lừa sắp tái sinh và giữ được thân tướng Thiên Đế đầy đủ năm đức tướng.

Nghi thức cầu an tại các chùa

Trong các chùa thường có lễ cầu an đầu năm, có thể 7 ngày hoặc dài hơn. Cầu an trong chùa khuyến thỉnh mọi người làm nhiều việc thiện lành:

1. Phóng sinh

Trong lễ cầu an bao giờ cũng phóng sinh. Bởi không phúc nào nhiều bằng phúc cứu mạng của chúng sinh khác. Giống như khi mình đang sắp chết mà có người cứu mạng thì lòng biết ơn thật vô cùng sâu sắc. Tâm trân trọng, mừng rỡ của các loài hướng về bạn sẽ khiến tăng trưởng phúc báo của bạn.

2. Cúng dường chư Phật

Ngoài phóng sinh, trong lễ cầu an còn có lễ cúng dàng Phật. Công ấy ấy vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn. Công đức cúng dáng sẽ làm dày thêm phúc báo, giúp bạn vượt qua được những hoạn nạn trong năm.

3. Tụng kinh

Trong lễ cầu an bao giờ cũng có tụng kinh. Kinh chính là những lời thiện lành của Đức Phật. Bởi vậy, khi tụng kinh, tâm chúng ta sẽ lắng xuống bình an. Sự bình an đó tạo nên một từ trường an lành. Sóng an lành đó sẽ dung thông với các sóng an lành khác, nhờ vậy chúng ta vượt qua được những tai nạn trong một năm.

Thực hành cầu an hàng ngày

Những năm bình thường chúng ta đã nên làm việc thiện, huống hồ những năm càng suy sụp bao nhiêu bạn lại càng phải nỗ lực làm nhiều việc lành, việc thiện bấy nhiêu. Có rất nhiều cách, không nhất thiết chỉ có một phương cách duy nhất là đến lễ chùa. Bạn hãy khởi tâm thiện lành đối với mọi người, sẵn sàng làm các thiện hạnh giúp đỡ mọi người.

Đặc biệt, trong những năm hạn, bạn nên Quy y Phật, tức là bạn tìm đến một sự nương tựa tâm linh. Con người đang sống ở thế giới vật chất thuộc về dạng thô lậu trong khi thế giới tinh thần thuộc về phần tinh tế. Thân chúng ta là đất, nước, gió, lửa hợp thành, tức là phần nặng, vì vậy, chúng ta không nhìn thấy phần vi tế tồn tại dưới dạng năng lượng. Những năm mà phúc báo của bạn mạnh, vòng năng lượng bảo vệ rất khỏe. Những năm mà phúc báo của bạn cạn kiệt, vòng bảo vệ này rất yếu. Bạn luôn nghĩ rằng trong năm nay mình gặp rất nhiều chuyện không may. Về bản chất, những chuyện không may ấy chính là những năng lượng không an lành từ bên ngoài xâm nhập vào. Ví dụ, nhiều giận dữ sẽ tạo nên năng lượng màu đen, tham lam, sân hận, si mê, tật đố, ganh ghét, tạo ra những dạng sóng bất tường. Hai sóng bất tường bị hút vào nhau, chính vì thế bạn cứ thấy mình gặp toàn chuyện không may. Đã không may thì tâm bạn càng không an. Mà càng không an thì lại càng không may nữa. Cứ như vậy, bất an kết thêm bất an đến mức bạn bị suy sụp và trầm chìm trong phiền não.

Ngược lại, nếu tâm bạn thanh thản, bình an, tự bạn đang tỏa ra vòng năng lượng để bảo vệ mình. Có thể hiện nay bạn biết mình không thể tự bình an, hạnh phúc. Vậy bạn hãy bắt đầu quy y Phật, để có thể gửi trọn lòng thành kính lên Đức Phật, và nhờ đó, tâm có được chỗ nương tựa. Tâm bạn giống như con thuyền lênh đênh ngoài biển không bờ không bến nhưng giờ đây, bạn đã chọn cho mình một bến đỗ rất an toàn, để khi gặp gió bão, thuyền có thể cập bến. Cuộc đời chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta không tìm cho mình một chỗ nương tựa tâm linh, kiếp người của chúng ta sẽ trôi dạt, gặp may mắn thì lên, gặp bất an thì xuống. Nhưng nếu chúng ta biết thực hành theo lời Phật dạy, dù lúc an hay không an, chúng ta đều có thể yên tâm rằng mình có một bến đậu an toàn.

Nếu năm nay bạn thấy mình có vấn đề về mặt sức khỏe, bạn có thể trì tụng câu chân ngôn Đức Phật Dược Sư. Khi tri tụng như vậy, bạn đang tỏa ra năng lượng an lành để tự bảo vệ mình. Năng lượng ấy sẽ kết nối năng lượng gia trì, bình an của chư Phật. Và nhờ vậy bạn có thể vượt qua được những cơn bệnh nặng. Hoặc khi bạn thấy mình gặp những khó khăn trong công việc hay bất cứ khó khăn nào khác, bạn có thể cầu nguyện lên Đức Liên Hoa Sinh, Đức Lục Độ Mẫu Tara, hay Đức Quan Âm.

Nếu bạn chưa quy y, hãy niệm một câu danh hiệu Phật hay tìm một chỗ yên tĩnh thực hành để tạo sự bình yên trong tâm hồn. Chỉ có sự bình an trong tâm mới có thể thu hút từ trường bình an từ chư Phật. Giống như sóng đài, sóng ti vi tuy không nhìn thấy nhưng khi mở ti vi lên, bật đúng kênh sẽ có hình chiếu trong ti vi. Bản thân hình ảnh không nằm trong ti vi mà nằm trên hư không. Tần sóng an bình của chư Phật cũng ở trong hư không không khác. Chỉ cần bạn giữ lòng mình thanh thản, bình an, đừng tạo khổ đau hay phiền não cho mọi người tức là bạn đã cùng tần sóng bình an của chư Phật.

Đi lễ chùa nên vái mấy lần, cầu gì để không bất kính?

Nhiều người vào chùa vái nhanh, vái nhiều bị coi là bất kính, còn cúng dài dòng chỉ là cách cúng dân gian
Đi lễ chùa có những bài khấn theo truyền thống, hoặc có thể diễn nôm theo ý hiểu của mỗi người, miễn là thành tâm, nhưng phải lễ khấn ở ban Tam bảo, ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, Quan Thế Âm Bồ tát.

Mùa xuân du khách bốn phương về lễ Phật ở các chùa. Các sư thầy đều dạy, tới chùa lễ chú trọng sám hối, ăn năn trước những lỗi lầm, cầu xin có cơ hội sửa chữa, hoàn trả sai trái, có cơ hội làm việc thiện lành giúp đời.

Tốt nhất mọi người nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, khởi tâm cầu đạo, giác ngộ và kính tin phật pháp.

Sau đó nguyện hồi hướng công đức cho các oan gia trái chủ, cho người thân, người đã khuất và các chúng sinh siêu thoát.

 

Sư thầy Thích Trí Hóa (Chùa Bằng A, Hà Nội) chia sẻ, đầu năm các chùa đều tổ chức cầu an cho các gia đình. Người dân đi lễ chùa nên cầu Phật gia hộ được bình an, công việc hanh thông, cầu phúc thiện, sức khỏe cho mình và người thân. Tùy sở nguyện mà cầu, nhưng đừng cầu quá tham mà không được.

Còn bình thường các ngày rằm, mồng 1 (ngày sóc, vọng) và các dịp lễ tết, những ngày có việc hệ trọng người dân đến chùa lễ Phật với tâm thành kính cầu khấn xin chư phật, chư bồ tát và các hiền thánh hộ độ cho được thiện duyên, may mắn, mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội, chúng sinh an lạc…

Đồng thời hồi hướng công đức cho người thân đã khuất, cho các chúng sinh ở “thế giới bên kia” được siêu sinh tịnh độ…

Đó là những ước vọng chính đáng thể hiện qua các bài văn khấn khi lễ Phật.

 

Đừng cầu tiền bạc, công danh

Đi chùa không nên cầu tiền bạc, công danh, vật chất (như cầu trúng số, cầu thăng quan tiến chức…), vì Phật không ban tiền bạc, vật chất… Phật, thánh thần không ban phúc cho ai, cũng không gieo họa cho ai. Tất cả là tâm thành và theo luật nhân quả, người nào có quả phúc chín thì gặt về.

Tới chùa không nên cầu xin năm nay được thế này, thế nọ. Đạo Phật là nhân sinh, không như đạo khác. Con người nếu không có tự lực (khả năng của mình) thì tha lực (trợ độ của tâm linh) cũng không giúp được.

Ví như cầu cho con thi đỗ đại học, thì phải nhắm xem khả năng của con có thể học trường nào, theo hướng nào (tự lực) để đạt kết quả. Nếu cứ cầu xin tha lực giúp, mà con cái không có năng lực thì sao có thể đỗ?

Đi lễ chùa tâm nghĩ sao thì khấn nôm na cầu vậy. Cầu gì cũng không nên lễ dài dòng. Cách lễ dài dòng không phải là lễ của đạo Phật, mà là theo cách lễ dân gian.

Vái sao cho đúng

Cách vái, lễ lạy ở chùa nhiều nam, nữ, già, trẻ hay mắc sai lầm là vái nhiều, vái nhanh như bổ củi. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách là bị coi là bất kính.

Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì phải vái ở tư thế đứng.

Cách vái đúng là chắp hai bàn tay để trước ngực, rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, rồi sau đó ngẩng lên và đưa hai bàn tay vái lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lần vái phổ biến là 3 – 5 vái.

Theo sư thầy Thích Trí Hóa (Văn phòng chùa Bằng A), cách lễ không bị “phạm” là tới ban nào cũng đứng trang nghiêm, vái 3 vái, khấn lâm râm xong thì đi ra ban khác.

Không nên đứng trước các ban vái lia lịa như bổ củi và cầu khấn to luôn miệng. Cách vái lia lịa như thế là không đúng, còn bị coi là bất kính. Trong chùa đi nhẹ, nói khẽ chứ không khấn to, nói to vì ảnh hưởng tới mọi người.

Lễ lạy có nhiều cách, mỗi thế có ý nghĩa khác nhau, nhưng thường thực hiện trước Tam bảo, và hay dùng trong dịp lễ trọng. Cách lễ theo đạo Phật ở Việt Nam thường là “ngũ thể đầu địa”, hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất – là cách lạy tôn kính nhất, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính 3 ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

3 lễ lạy cũng có ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong ta và mỗi chúng sinh. Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).

Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lễ lạy, chưa tiền lệ “bắt buộc” nào quy định phải úp hay ngửa lòng bàn tay.

Số lần lễ lạy là số lẻ: 3,5,7,9. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

Ý nghĩa việc thả đèn hoa đăng cầu an đầu năm mới

Đèn hoa đăng là một sản phẩm văn hóa độc đáo , hàng năm vào ngày Tết cổ truyền người dân thường tổ chức thả hoa đăng được thả trôi dọc theo sông sáng lung linh cả một khúc sông dài và câu cho người thân mình được bình an trong năm mới đến. Từ trước đến nay mọi người thường thả hoa đặng khi đến chùa và được người bán những chiếc đèn này lí giải thả hoa đăng để cầu may mắn nhưng ít ai hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của tục lệ này.

Thả đèn hoa đăng mang nhiều ý nghĩa

Theo nguyên nghĩa, Hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả Hoa đăng là lễ hội thắp đèn được trang trí bằng những chiếc đèn hoa. Hoa đăng được thắp sáng nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn. Đặc biệt là lễ hội đầu năm mới, lễ Thượng Nguyên, đốt đèn mừng lễ hội, cầu nguyện quốc thái dân an, cầu âm siêu dương thái. Hoa đăng được thả trên sông vừa ấm cúng, thẩm mỹ, giàu truyền thống vừa mang lại giá trị tâm linh mở đầu cho một năm mới tốt đẹp.


Có thể thấy rõ hơn ý nghĩa ấy về Hoa đăng trong Phật giáo. Một trong những danh hiệu của đức Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang. Nghĩa là, hào quang của Ngài chiếu phắp mọi nơi, soi rọi đường cho chúng sanh bước ra khỏi sinh tử. Ánh sáng còn tượng trưng cho trí huệ. Ngài dùng trí huệ để giáo hóa chúng sanh, từ trong đêm tối nhờ vào ánh sáng trí huệ mà thoát khỏi vô minh tăm tối. Đây là điều có thể lý giải được. Trong thế giới ngày nay, vấn đề ánh sáng rất cần thiết cho mọi sinh hoạt của con người, cũng như vậy ánh sáng của trí huệ đưa con người ra khỏi u mê. Ngoài ra, trong Phật giáo còn có Phật Dược Sư cũng được gọi là Lưu Ly Quang Như Lai cũng cùng chung một ý nghĩa này. Trong kinh Dược Sư còn dạy cách đốt đèn cúng dường và cầu nguyện. Đèn có thể làm nhỏ như quả cam hoặc to như bánh xe, có thể xếp thành 7 tầng, thắp suốt 49 ngày đêm thành tâm cầu nguyện thì mọi việc được an lành.

Trong ý nghĩa đó, việc thả đèn hoa đăng trên sông cũng nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu nguyện siêu độ cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận bước theo con đường giải thoát khổ đau

Ngày đầu xuân năm mới khai mở lễ hội thả đèn Hoa đăng là một lễ hội thuần túy của người Việt Nam vốn có từ xưa, vừa cầu nguyện cho đất nước vinh quang, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được no ấm, người người được bình an. Đây là một việc làm hữu ích của Ban tổ chức và những người tham gia.

Đối với Phật giáo, vào những ngày lễ lớn hoặc tổ chức những khóa lễ tu tập hay cầu nguyện đều có tổ chức lễ hội phóng sanh đăng. Có thể tổ chức đốt đèn trong chùa tháp, tổ đường, hoặc thả đèn trên sông và thả các loại thủy sinh. Đây là một nghĩa cử đầy nhân bản, nhân văn về việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho lễ hội càng thêm nhiều ý nghĩa, tâm niệm tốt đẹp và truyền cho nhau. Cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân bản.

Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi người cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc cho mình và cho mọi người. Mỗi ngọn đèn trên tay là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp và phồn vinh, hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.

Hãy đến với Hoa đăng Đức Lương để bạn có thể chọn mua được những loại đèn hoa đăng đẹp lung linh với giá cả phải chăng. Năm mới đến chùa hãy thắp lên một ngọn đèn hoa đăng, ghi trong đó những lời ước nguyện cũng là việc bạn thắp sáng một bản sắc văn hóa, giúp bạn nhẹ nhõm tâm hồn và đồng thời gửi gắm tâm nguyện cầu chúc cho cha mẹ, ông bà, gia quyến nội ngoại được bình an.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *