Múa Lục cúng hoa đăng nét đẹp của cung đình xưa

“Lục cúng hoa đăng” là một điệu múa quan trọng nằm trong hệ thống các vũ khúc cung đình của triều Nguyễn. Đây là điệu múa có nguồn gốc từ lâu đời và đến hôm nay dù trải qua thời gian với bao biến cố của lịch sử, nhưng nó vẫn tồn tại, tuy không còn nguyên vẹn như những gì ban đầu nó vốn có.
“Lục cúng hoa đăng” là 6 lần cúng, tương ứng với mỗi lần cúng là dâng lên một thứ lễ vật như: Hương, Hoa, đăng, trà, qủa, thực. Theo Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề trong “Những đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam” “Lục cúng hoa đăng” có từ thời cổ do các vị sư Ấn Độ truyền vào nước ta và “Lục cúng hoa đăng” được biểu diễn ở các chùa lớn thuộc hạt Thuận Thành, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Thường Tín… Nơi thờ Phật Tứ Pháp gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Diện. Đây là 4 vị Phật giúp cho dân có được mùa lúa tốt.

 

Nghi thức múa “Lục cúng hoa đăng” tại các chùa ngày xưa do hai vị tăng mặc áo cà-sa màu vàng, đầu đội mũ thất – phật trình diễn. Khi múa hai vị sư chỉ cử động hai cổ tay để kiết ấn, xả ấn, hai bàn chân khẻ rê đi dàn ra theo hình chữ “nhật” (lúc dâng hương), hình liên hoa bốn cánh (lúc dâng hoa), hình chữ “á” (lúc dâng đăng), hình chữ “thủy” (lúc dâng trà), hình chữ “vạn” (lúc dâng quả) và hình chữ “điền” (lúc dâng thực). Về sau, các vị tăng không còn múa nữa mà dùng 4 hoặc 8 em nhỏ hóa trang thành Kim Đồng, Ngọc Nữ múa thay. Các em này đầu đội mũ trang kim, mặc áo màu, chân đi bít tất trắng, trên hai khuỷu tay có vắt một mảnh lụa màu vàng nhạt, lúc múa thỉnh thoảng lại tung mảnh lụa lên. Ứng với 6 lần múa có 6 khúc hát, điệu hát ngân nga, du dương, trầm tĩnh. Dứt một khúc hát nhạc công gõ vào não bạt và đánh trống đỗ hồi.

Trong các vũ khúc cung đình, múa “Lục cúng hoa đăng” là một vũ khúc được bắt nguồn từ phật giáo. Theo “Những đại lễ và vũ khúc vua chúa Việt Nam”, đời Minh Mạng (1820 – 1839), vua sai viện Hàn Lâm sửa chữa vũ khúc này để biểu diễn trong các ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ và lễ cúng mụ của triều đình. Tên gọi ” “Lục cúng hoa đăng”” chính thức có từ thời ấy. Sau khi được đưa vào cung đình, cách thức trình diễn đã được nâng lên theo một cấp độ khác như: Số lượng biên chế trong đội múa có 48 vũ sinh vừa nam vừa nữ má phấn môi son, hóa trang thành Kim đồng – Ngọc nữ. Tất cả đều đội mũ hoa sen, thắt dây kết bông, trong mặc áo lót màu lục, tay đính võ lừa(chỗ cửa tay áo lật lên được may bằ ng vải dày hơn vải áo và màu sắc khác thân áo) ngoài mặc áo mã tiên, xiêm trường, quần giáp( Ngày xưa các tướng võ mặc để che bụng, quần giáp nằm ở dưới thắt lưng may bằng vải ngũ sắc cở rộng như cái váy.), chân quấn sà cạp, hai tay cầm hai chậu đèn hoa sen vừa múa, vừa hát trong ánh đèn lung linh mờ ảo nhưng trang nghiêm và không kém phần lộng lẫy. Thời điểm vũ khúc “Lục cúng hoa đăng” được đưa vào cung đình thì nó đã phát triển gần đến độ hoàn thiện.

Múa cung đình đã gạn lọc được cái hay cái đẹp của múa tôn giáo và dân gian. Vì vậy, múa “Lục cúng hoa đăng”, một vũ khúc trong hệ thống múa cung đình đã thể hiện được nội dung, chủ đề bằng những hình tượng múa cụ thể theo cách nhìn về cái đẹp rất Việt Nam. Ngôn ngữ và kết cấu múa của vũ khúc “Lục cúng hoa đăng” khác với những điệu múa Ấn Độ, những nét múa cầu kỳ, nặng nề của múa hiện đại đã được đơn giản hóa và hầu như nó không tồn tại trong múa “Lục cúng hoa đăng”. Những động tác mà diễn viên sử dụng để múa trong các vũ khúc cung đình nói chung và múa “Lục cúng hoa đăng” nói riêng chủ yếu là động tác vũ đạo của nghệ thuật Tuồng như: Xoan, xỏ, ký, cầu, xoay… Ngoài ra, đây là một vũ khúc mang tính hình tượng có sử dụng những yếu tố xiếc tạp kỷ như di chuyển đội hình và xếp chồng người lên nhau. Kết cấu của múa “Lục cúng hoa đăng” là kết cấu của một bức tranh đẹp được trình bày ở cuối mỗi khúc hát và liên tục trong sáu khúc hát như thế.
Dù môi trường diễn xướng trong cung đình hay chùa chiền thì giai điệu hát “Tán” của nhà phật mỗi khi trình diễn điệu múa này vẫn được giữ nguyên. Tuy vậy, môi trường diễn xướng của “Lục cúng hoa đăng” trong phật giáo và cung đình có sự khác nhau. Trong khi “Lục cúng hoa đăng” trong cung đình thường chỉ được trình diễn trong các ngày lễ thánh thọ, vạn thọ, tiên thọ và lễ cúng mụ thì ở phật giáo vũ khúc này chỉ được trình diễn ở những hoàn cảnh đặc biệt như: trong các lễ lạc thành, an vị hay lễ hội, vía phật…(Nếu có tổ chức giải oan bát độ, trai đàn chẩn tế thì vũ khúc này cũng được trình diễn). Biểu diễn vũ khúc “Lục cúng hoa đăng” trong phật giáo là để nguyện cầu cho những người đã khuất, giải thoát oan khiên. Ngoài ra, biểu diễn vũ khúc này cũng còn có ý nghĩa hoàn mãn, vui mừng, chúc mọi người còn sống được thái bình, hạnh phúc, an lạc…

“Lục cúng hoa đăng” là một loại hình nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc, vũ đạo và ca từ. Nội dung cụ thể và sự sinh động của nó chỉ được truyền đạt trọn vẹn qua sự trình diễn trong một môi trường cụ thể mà nó đang xảy ra.Có lẽ chính vì vậy, nên khi được đưa vào chốn cung đình “Lục cúng hoa đăng” đã được giới quan lại viện Hàn Lâm của triều đình nhà Nguyễn lưu ý đến cái toàn vẹn tổng thể cũng như chiều sâu và bề nổi của nó, với mục đích làm cho nó hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường diễn xướng là chốn cung đình. Từ khi được đưa vào hoàng cung, “Lục cúng hoa đăng” đã trở thành một điệu múa nghi lễ của cung đình nhưng các ca từ bằng chữ Hán với nội dung ca ngợi đức phật thì vẫn được giữ nguyên. Ví dụ: Trong khúc hát thứ 5 (Tán phật diện).

Phật diện do như tinh mãn nguyệt
Diệc như thiên nhật phóng quang minh
Viên quang phổ chiếu ư thập phương
Hỉ xả từ bi giai cụ túc.

Dịch nghĩa:

Mặt phật như trăng trong đầy đặn
Cũng như nghìn mặt trời tuôn ánh sáng
Hào quang viên mãn soi đủ mười phương
Hỉ, xả, từ, bi đều đủ cả.

Hay trong khúc hát thứ 6 (Tán khể thủ)

…Tự qui y phật
Đương nguyện chúng sinh…
Nhất thiết vô ngại

Dịch nghĩa:

…Tự mình qui y phật
Nguyện khắp chúng sinh…
hết thảy không lo ngại…

Nếu chúng ta xâu chuỗi những chấm phá trong quá trình phát triển của vũ khúc “Lục cúng hoa đăng” kể từ khi hình thành cho cho đến lúc được sửa chữa và đưa vào cung đình, ta sẽ thấy đây là một quá trình tìm tòi, tiếp thu những cái hay, cái đẹp từ văn hóa Phật giáo của triều đình nhà Nguyễn. Sự tồn tại của vũ khúc này cho đến ngày hôm nay đã khẳng định rằng, nó đã có một sức hút khác thường để niềm đam mê của nhiều thế hệ nghệ sĩ vẫn còn nguyên vẹn, cũng như sức thu hút đặc biệt của nó đối với người xem. Tuy nhiên, hiện nay môi trường diễn xướng không còn giữ nguyên như thời phong kiến, cho nên “Lục cúng hoa đăng” không còn bảo lưu được chức năng nghi lễ của nó. Việc sưu tầm nghiên cứu để đưa vũ khúc này đi đến độ hoàn thiện như ban đầu còn là một việc làm rất khó khăn. Hiện nay, những người làm công tác nghiên cứu đang cùng với các nghệ nhân, nghệ sĩ Nhà hát Truyền Thống Cung Đình (thuộc TTBTDT cố đô Huế) cố gắng từng bước sưu tầm những tư liệu để bổ sung vào những điểm còn thiếu của vũ khúc “Lục cúng hoa đăng” đang biểu diễn hiện nay.

“Lục cúng hoa đăng” là một điệu múa có tính lịch sử, nếu chúng ta không có tính kế thừa một cách trọn vẹn thì chúng ta sẽ đánh mất một viên ngọc quí trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của dân tộc.

“Lục cúng hoa đăng” trong Festival Huế

Trong Festival Huế 2010 lần này (từ 5-12/6), người ta đang háo hức muốn được thưởng thức một sắc thái mới lạ và đặc sắc trong âm nhạc cung đình Huế, là âm nhạc Phật giáo.

Phật giáo Phú Xuân vốn nổi tiếng với hệ thống nghi lễ phong phú, đặc sắc, bao gồm cả nghi thức và lễ nhạc cùng tồn tại song song với lễ nhạc cung đình Huế (nhã nhạc Huế). Ngoài những bài bản thuộc nhã nhạc tấu trong nghi lễ còn có những bài bản hoà tấu theo các bài tán tụng mang nét đặc trưng của nghi lễ Phật giáo Huế, những bài ca khúc trong văn nghệ Phật giáo được viết lời theo các bài bản thuộc nhã nhạc hay những làn điệu thuộc dòng ca Huế cổ truyền.

Những thập niên 50 – 70 của thế kỷ XX là một thời kỳ huy hoàng của nhã nhạc cung đình, âm nhạc truyền thống với giọng hát của các danh ca như: Quế Trân (đã qua đời), Bích Liễu (đã qua đời), Bích Lài (ở TPHCM), Thanh Hương (Huế), Vân Phi (Huế)… và những danh cầm nghệ nhân: Nguyễn Kế (đã qua đời), Vĩnh Phan, Vĩnh Lộc, Nguyễn Hữu Ba (đã qua đời), Trần Kích (Huế), Cao Hữu Ông (đã qua đời). Chính trong giai đoạn này các ca khúc Phật giáo mang âm hưởng nhã nhạc truyền thống lần lượt xuất hiện.


Theo năm tháng, hiện nay trên đất Huế, số nghệ sĩ còn biết các ca khúc Phật giáo mang âm hưởng giai điệu ấy không còn nhiều. Đến nay vẫn còn lưu truyền ở Huế một số ca khúc Phật giáo được viết theo thể loại âm nhạc truyền thống Huế đã được sưu tầm và trình diễn với nghệ sĩ Minh Mẫn – một người có thể gọi “báu vật”. Tuy tuổi đã ngoài 80 nhưng nghệ sĩ Minh Mẫn còn có thể ca được tất cả bài ca thuộc dòng ca Huế cổ: Nam xuân, Quả phụ, Cung nam, Phú lục, Nam ai, Nam bình, Tứ đại, Cổ bản… và các điệu lý xưa: Vọng phu, Sáo quảng, Bốn cửa quyền… hò vè và các bài bản thuộc nhã nhạc: Ngũ đối thượng, Long ngâm và mười bản ngự (Phẩm tiết, Nguyên tiêu…).

Nhạc cung đình Huế xưa kia bao gồm nhiều thể loại như: Giao nhạc dùng trong lễ Tế giao, Miếu nhạc dùng trong lễ tế miếu, Ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc. Đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn, Thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều, Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình và Cung nhạc phục vụ trong nội cung.

Múa cung đình Huế cũng có nhiều điệu được sử dụng vào những dịp khác nhau. Cho đến nay còn tồn tại 11 điệu múa cung đình trong đó đặc sắc nhất là “Lục cúng hoa đăng” gồm lễ dâng hương, hoa, đèn và nến, trà, quả theo sáu khúc tấu dùng trong các ngày lễ vạn thọ (sinh nhật vua), thánh thọ (sinh nhật hoàng thái hậu), tiên thọ (sinh nhật hoàng thái phi).

“Lục cúng hoa đăng” có nguồn gốc từ một điệu múa dùng trong nghi lễ Phật giáo, với các điệu múa hoà trong lời hát cùng ánh đèn hoa lung linh mờ ảo tạo nên sự trang nghiêm và lộng lẫy. Theo công trình nghiên cứu của ông Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, vũ khúc Lục Cúng có từ thời cổ, do các vị sư Ấn Độ truyền vào nước ta. Hằng năm khi vụ mùa được bội thu, tại các chùa lớn thuộc các hạt Thuận Thành, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Thường Tín – các nơi thờ Phật Tứ Pháp – những lúc có tổ chức các lễ lớn đều biểu diễn vũ khúc này để dâng hương, hoa, đèn, trà, quả, thực lên Tam Bảo.

Đến thời Minh Mạng (1820 – 1840), vua sai Viện Hàn lâm học tập, tiếp nhận và sửa lại vũ khúc này. Cái tên “Lục cúng hoa đăng” chính thức có từ thời ấy. Như vậy, “Lục cúng hoa đăng” từ tính chất vốn có của nó là một loại hình âm nhạc tôn giáo đã được tiếp thu và cải biên thành một loại hình âm nhạc cung đình. Tuy hình thức có sự cải biên, song điệu múa “Lục cúng hoa đăng” vẫn được trình diễn với ý nghĩa hoàn mãn, vui mừng, chúc mọi người được thái bình, hạnh phúc, an lạc. Cũng tương tự như vậy, trong âm nhạc cung đình Huế còn có điệu múa “Đấu chiến thắng Phật” dùng trong các lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ.

Điệu múa Lục cúng hoa đăng nguyên bản Phật giáo

Tại công viên Thương Bạc (bờ bắc sông Hương, thuộc P.Phú Hòa, TP.Huế), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức nghi lễ Quảng chiếu, trong khuôn khổ Festival Huế 2016. Công chúng đã được xem điệu múa Lục cúng hoa đăng nguyên bản của Phật giáo được các nhà sư thể hiện, qua phục trang độc đáo với mũ Địa tạng, áo Tứ thiên vương…
Đây là điệu múa Lục cúng hoa đăng của Thiền môn có từ lâu đời trong văn hóa Phật giáo và vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong các chùa Huế. Điệu múa đã được triều Nguyễn đưa vào phục vụ trong các ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ… và đã có nhiều thay đổi từ trang phục, tiết tấu âm nhạc để phù hợp với nghi lễ cung đình.
Nghi lễ Quảng chiếu là một lễ hội tâm linh hòa quyện giữa âm nhạc Phật giáo qua các bài tán, tụng, sám… kết hợp với biểu diễn vũ hội Lục cúng hoa đăng và phóng sanh đăng để cầu mong cho đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, hạnh phúc.
Sau nghi lễ cầu quốc thái dân an được cử hành hòa quyện sắc màu tâm linh với vũ hội Lục cúng hoa đăng là chương trình văn nghệ đặc sắc và nghi lễ phóng sanh đăng gồm 3 loại: thiên đăng (đèn trời), địa đăng (đèn đất) và thủy đăng (đèn thả trên sông) lung linh trên sông Hương với ý nghĩa soi rọi ánh sáng từ bi, trí tuệ đến muôn nơi để mọi chúng sanh được hưởng nguồn năng lượng an lạc, hạnh phúc.
Hòa thượng Thích Khế Chơn, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN, Phó trưởng ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, tâm niệm tổ chức lễ hội nhằm cầu nguyện cho đất nước thanh bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, hạnh phúc. Đây cũng là thông điệp mà Phật giáo Huế muốn gửi đến mọi người và du khách, chan hòa cùng Festival Huế 2016.
Một số hình ảnh vũ hội Lục cúng hoa đăng nguyên bản do các tăng sinh Phật giáo Huế trình diễn:

Phật giáo Phú Xuân vốn nổi tiếng với hệ thống nghi lễ phong phú, đặc sắc, bao gồm cả nghi thức và lễ nhạc cùng tồn tại song song với lễ nhạc cung đình Huế (nhã nhạc Huế). Ngoài những bài bản thuộc nhã nhạc tấu trong nghi lễ còn có những bài bản hòa tấu theo các bài tán tụng mang nét đặc trưng của nghi lễ Phật giáo Huế và những bài ca khúc trong văn nghệ Phật giáo cũng được viết lời theo các bài bản thuộc nhã nhạc hay những làn điệu thuộc dòng ca Huế cổ truyền.
Thập niên 50 – 70 của thế kỷ 20 được xem là thời kỳ huy hoàng của nhã nhạc cung đình, âm nhạc truyền thống với giọng hát của các danh ca như: Quế Trân (đã qua đời), Bích Liễu (đã qua đời), Bích Lài (ở TP.HCM), Thanh Hương (Huế), Vân Phi (Huế)… và những danh cầm nghệ nhân: Nguyễn Kế (đã qua đời), Vĩnh Phan, Vĩnh Lộc, Nguyễn Hữu Ba (đã qua đời), Trần Kích (Huế), Cao Hữu Ông (đã qua đời). Chính trong giai đoạn này, các ca khúc Phật giáo mang âm hưởng nhã nhạc truyền thống lần lượt xuất hiện.
Theo năm tháng, hiện nay trên đất Huế, số nghệ sĩ còn biết các ca khúc Phật giáo mang âm hưởng giai điệu ấy không còn nhiều. Đến nay, vẫn còn lưu truyền ở Huế một số ca khúc Phật giáo được viết theo thể loại âm nhạc truyền thống Huế đã được sưu tầm và trình diễn với nghệ sĩ Minh Mẫn – một người có thể gọi “báu vật” – tuy tuổi đã ngoài 80 nhưng còn có thể ca được tất cả bài ca thuộc dòng ca Huế cổ:
Nam xuân, Quả phụ, Cung nam, Phú lục, Nam ai, Nam bình, Tứ đại, Cổ bản… và các điệu lý xưa: Vọng phu, Sáo quảng, Bốn cửa quyền…, hò vè và các bài bản thuộc nhã nhạc: Ngũ đối thượng, Long ngâm, và 10 bản ngự (Phẩm tiết, Nguyên tiêu…).
Nhạc cung đình Huế xưa kia bao gồm nhiều thể loại như: giao nhạc dùng trong lễ tế giao; miếu nhạc dùng trong lễ tế miếu; ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc; đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn; thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều; yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình; và cung nhạc phục vụ trong nội cung.
Múa cung đình Huế cũng có nhiều điệu được sử dụng vào những dịp khác nhau. Cho đến nay, còn tồn tại 11 điệu múa cung đình, trong đó đặc sắc nhất là Lục cúng hoa đăng gồm lễ dâng hương, hoa, đèn và nến, trà, quả theo sáu khúc tấu dùng trong các ngày lễ vạn thọ (sinh nhật vua), thánh thọ (sinh nhật hoàng thái hậu), tiên thọ (sinh nhật hoàng thái phi). Điệu múa Lục cúng hoa đăng có nguồn gốc từ một điệu múa dùng trong nghi lễ Phật giáo, với các điệu múa hòa trong lời hát cùng ánh đèn hoa lung linh mờ ảo tạo nên sự trang nghiêm và lộng lẫy.
Theo công trình nghiên cứu của ông Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, vũ khúc Lục cúng có từ thời cổ, do các vị sư Ấn Độ truyền vào nước ta. Hàng năm, khi vụ mùa được bội thu, tại các chùa lớn thuộc các hạt Thuận Thành, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Thường Tín – các nơi thờ Phật Tứ Pháp – những lúc có tổ chức các lễ lớn đều biểu diễn vũ khúc này để dâng hương, hoa, đèn, trà, quả thực lên Tam Bảo.
Đến thời Minh Mạng (1820 – 1840), vua sai viện Hàn Lâm học tập, tiếp nhận và sửa lại vũ khúc này. Cái tên “Lục cúng hoa đăng” chính thức có từ thời ấy. Như vậy, Lục cúng hoa đăng từ tính chất vốn có của nó là một loại hình âm nhạc tôn giáo có khi đã được tiếp thu và cải biên thành một loại hình âm nhạc cung đình. Tuy hình thức có sự cải biên, song điệu múa Lục cúng hoa đăng vẫn được trình diễn với ý nghĩa hoàn mãn, vui mừng, chúc mọi người còn sống được thái bình, hạnh phúc, an lạc…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *